[CHUYÊN MỤC SỨC KHỎE] Những điều cần biết về Bệnh Viêm Phổi thường mắc phải vào mùa Đông 

🖇Những điều cần biết về Bệnh Viêm Phổi thường mắc phải vào mùa Đông 🛡

🌬❄️Thời tiết trở lạnh khi đổi mùa là lúc cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

🦠👾 Do đó bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu có thể nhận biết sớm của bệnh viên phổi. Tùy vào dạng bệnh và thể trạng sức khỏe của bạn, mà viêm phổi có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí là đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già thì viêm phổi là một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong cao.

🔻 Nguyên nhân:
▪️Viêm phổi do vi khuẩn: Loại vi khuẩn chủ yếu gây nên bệnh viêm phổi là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), thường xảy ra khi bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Viêm có thể xuất hiện ở một thùy phổi hoặc nhiều hơn, tình trạng này gọi là viêm phổi thùy.
▪️Viêm phổi do virus: Virus gây cảm cúm, cảm lạnh có thể gây bệnh viêm phổi, đây là nguyên nhân phổ biến nhất với trường hợp viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi.
▪️Viêm phổi do Mycoplasma: Các sinh vật thuộc nhóm Mycoplasma không phải virus hay vi khuẩn, nhưng chúng mang đặc điểm chung của cả hai. Viêm phổi do nhiễm Mycoplasma thường nhẹ và hay gặp ở trẻ lớn tuổi.
▪️Viêm phổi do nấm: Với những người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch yếu, khi hít phải lượng lớn nấm gây hại có thể bị viêm phổi.
▪️Ngoài các vi sinh vật kể trên, thì yếu tố môi trường cũng góp phần làm cho sự viêm nhiễm xuất hiện tại phổi:
➡️ Khói thuốc lá, khói bụi không khí và các phương tiện đi lại;
➡️ Hơi hóa chất độc hại, khí thải từ hoạt động công nghiệp;
➡️ Bụi tại môi trường làm việc (bụi phấn, bụi vải dệt may, bụi từ nguyên liệu xây dựng,…);
➡️ Thời tiết lạnh,…
▪️Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi là: Hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh đang mắc kèm các bệnh mạn tính khác (hen suyễn, bệnh tim, bệnh đái tháo đường,…).

🔻 Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi:
🔹 Sốt nhẹ, đổ mồ hôi, ớn lạnh;
🔹 Mệt mỏi, đau nhức người;
🔹 Ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm, chất nhầy kèm theo màu và mùi lạ;
🔹 Đau tức ngực khi ho hoặc thở;
🔹 Hơi thở khò khè, có dấu hiệu khó thở;
🔹 Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

🔻 Cách phòng ngừa viêm phổi:
☑️ Mùa đông mọi người cần giữ ấm cơ thể (mặc ấm, quàng khăn, đi tất, găng tay, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời mưa lạnh).
☑️ Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống rét và chống lại bệnh tật.
☑️ Không nên thức quá khuya vì thức khuya dễ bị cảm lạnh và sổ mũi sẽ khởi phát bệnh đường hô hấp, nhất là những người có bệnh phổi mạn tính càng cần chú ý.
☑️Những người già vẫn cần chú ý uống đủ nước, các loại nước ép trái cây tươi. Ở trong nhà cũng như khi ra ngoài, chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời rét để phòng bệnh cảm lạnh, viêm phổi hay các biến chứng tim mạch…
☑️Nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài: đeo khẩu trang để ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp, để bảo vệ chính mình khi tới bệnh viện, khi ở gần nguồn lây nhiễm, hoặc khi có dịch.

🆘 Bất luận thế nào cũng không được chủ quan, khi thấy những người thân trong gia đình những dấu hiệu kể trên nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn cụ thể và theo dõi, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

#NhàthuốcMạnhTý
#mộtchữtínvạnniềmtin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải Và Sử Dụng ProShow Producer 9.0 Full Crack An Toàn Và Dễ Dàng Thiết kế web tại thủ đô Hà Nội đáng tin cậy với 5 Cty được nhiều người biết đến nhất