[CHUYÊN MỤC SỨC KHỎE] BỆNH GOUT ( GÚT)

BỆNH GOUT ( GÚT)

🌀 Bệnh gút (gout) ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa trong xã hội hiện đại một phần do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh.
🌀 Ngày nay, bệnh gout không còn là vấn đề của riêng nam giới trung tuổi hay “bệnh của nhà giàu”. Nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ người có độ tuổi dưới 30 mắc gút ngày càng gia tăng.

🚩Khái niệm về bệnh gút:
🔹Bệnh gút là tình trạng viêm khớp thường gặp gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người mắc. Khi bị gút, bạn có thể cảm thấy sưng và đau ở các khớp chân, đặc biệt là ngón chân cái.
🔹Cơn đau thường dữ dội, đột ngột, khiến người bệnh có cảm giác như đang có kim châm vào các khớp.

🚩Nguyên nhân:
Bệnh trực tiếp gây ra cơn đau gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong cơ thể từ quá trình phân hủy purin – hợp chất hóa học được tìm thấy trong một số thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản:
▪️ Do độ tuổi, tuổi càng cao càng dễ bị gút.
▪️ Do chế độ ăn uống nhiều purin.
▪️ Do thói quen sinh hoạt lười vận động, uống ít nước.
▪️ Do uống nhiều bia, rượu và thực phẩm chứa nhiều purin khiến việc chuyển hóa purin thành acid uric tăng cao, dẫn đến dư thừa tinh thể muối urat gây ra bệnh gút.

🚩Triệu chứng:
✖️ Đau khớp dữ dội: Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể.
✖️ Khi bị gút, bạn sẽ nhận thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên.
✖️ Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Một triệu chứng bệnh gút điển sẽ có những cơn đau khớp dữ dội về đêm.
✖️ Da bị đỏ, ngứa và bong tróc, các khớp sưng tấy đỏ
✖️ Gặp khó khăn khi vận động: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không di chuyển được khớp như bình thường, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
✖️ Cơn đau tái phát theo đợt: Gút sẽ hành hạ người bệnh theo từng đợt bất thường. Các đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.

🚩Giải pháp khắc phục:
Có nhiều phương pháp điều trị để giảm những cơn đau, một trong đó là dùng thực phẩm trong các bữa ăn giúp điều trị gút. Những thực phẩm, dưỡng chất giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh gút:
 Vitamin C:
Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu giúp cơ thể củng cố, sửa chữa và duy trì các mô khỏe mạnh.
 Sản phẩm có chiết xuất từ bromelain:
– Bromelain là một enzyme được chiết xuất từ cây Dứa có đặc tính kháng viêm. Nó được sử dụng để điều trị viêm khớp, viêm xoang và các loại viêm khác.
– Bromelain có trong dứa và được sản xuất dưới dạng viên nén hoặc viên nang với hàm lượng cụ thể tùy vào mục đích sử dụng.
Bổ sung omega 3:
Omega 3 hay gọi là dầu cá, cũng có lợi cho những người bị bệnh gút vì có khả năng làm giảm viêm
 Gừng:
Gừng có hàm lượng gingerol dồi dào có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức các khớp do bệnh gút gây ra. Nó còn giúp cho máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó làm các khớp bị gút bớt sưng phù.
 Chiết xuất từ lá ổi:
– Lá ổi có vị đắng chát có khả năng cầm máu, nhuận tràng, trị tiêu chảy, kháng viêm tốt…
– Một số nghiên cứu cho biết chiết xuất từ lá ổi có thể chống gút.
 Củ nghệ:
– Nghệ chứa curcumin có tác dụng giảm viêm do căn bệnh viêm khớp gây ra, cũng như các bệnh viêm khác. Đây là một thực phẩm rất có lợi mà người bị gút nên ăn.
Trái cherry:
– Thường xuyên ăn cherry giúp làm giảm 60% lượng axit uric. – Nó làm giảm nồng độ axit uric trong máu đồng nghĩa với việc giảm khả năng phát triển bệnh gút và giảm các cơn đau do gút gây ra.
 Cà phê:
-Cà phê có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa bởi hợp chất phenol (axit chlorogenic) nếu uống 1-2 tách/ngày.
-Nghiên cứu kết luận cà phê còn có khả năng làm giảm nồng độ axit uric thông qua việc bài tiết của cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *